TS Tạ Xuân Tề lội nước đi cơ sở. Ảnh: Trường Thủy
Tôi đợi gặp ông tại văn phòng nhà trường suốt buổi trưa nhưng vẫn không gặp, dù đang là giờ cơm trưa mà theo thói quen thường nhật, chắc chắn ông phải ăn cơm tại căng-tin trường. Lát sau ông xuất hiện với dáng vẻ mệt phờ: “Mình phải dành cả 2 tiếng đồng hồ buổi trưa nay đi kiểm tra hệ thống thang máy phục vụ sinh viên, phải đi từng ngõ ngách mọi dãy phòng để xem các bộ phận phục vụ sinh viên như thế nào vì đang là lúc cao điểm thí sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học”. Vừa nói, ông vừa tụt đôi dép mang ra hành lang giũ sạch đất cát rồi tay thì xách dép, chân để trần đi vào phòng làm việc của mình cứ như một ông lão nhà quê!
Cái thói quen “lão nông tri điền” ấy của ông làm nhiều người kính phục lắm. Có lần, nhà giáo Phạm Văn Đạt - Trưởng cơ sở đào tạo của trường tại tỉnh Thái Bình thổ lộ với tôi: “Khó tìm ra ông hiệu trưởng nào giống ông ấy: biết tường tận ở từng cơ sở hiện nay có bao nhiêu giảng viên, biết rõ anh nào đang phải làm việc quá sức, anh nào đang còn nhiều giờ trống nên đang long nhong rong chơi... Sau đó ông ấy đề nghị cơ sở chúng tôi phải sắp xếp công việc, con người cho phù hợp hơn”.
Mới trước đây 1 tuần, ông bay từ Hà Nội vào TP.HCM trên chuyến bay nửa đêm và đã ngất xỉu ngay khi lên máy bay vì trước đó phải trải qua mấy cuộc họp liên tục, phải giải quyết quá nhiều công việc mà chỉ có ở vai trò hiệu trưởng như ông mới giải quyết được! Vậy mà sáng hôm sau, ông đã gọi tôi đến trường “nhờ vả” làm cách nào để đoàn “1.000 anh hùng thời đại Hồ Chí Minh” trong hành trình từ Đồng Tháp về Hà Nội luôn có sách, báo trên tay để theo dõi thời sự. Xung quanh ông có cả một bộ máy toàn những chuyên viên, chuyên gia giỏi tự làm được mọi việc, nhưng chuyện gì ông cũng để mắt đến vì “cái tính tôi nó thế chú à, phải tự mình kiểm tra như hồi chiến tranh trước khi ra trận phải tự mình kiểm lại mọi thứ hành trang ấy mà”.
Năm 2009, trên đường từ Hải Phòng bay vào Quảng Ngãi với ông, lúc đó ông mới trầm tư thổ lộ với tôi: “Lần này vào Quảng Ngãi sẽ có dịp thăm “thằng” Đông xem nó làm
ăn thế nào rồi. Ở đời có khi mình lơ là một chút là bỏ qua một số phận đáng thương đấy chú ạ.” Trước đó hơn năm, ngồi ở sân bay Đà Nẵng chờ chuyến bay, ông gặp Đông đến mời ông đánh giày. Nhìn ngắm cậu thanh niên đang tuổi ăn, tuổi lớn mà đi đánh giày, ông ngoắc lại hỏi: “Thế cháu quê ở đâu? Gia đình thế nào? Cháu có thích vào trường của chú làm việc không?”. Ông lấy mảnh giấy nhỏ viết mấy chữ vào đấy và bảo Đông: “Khi nào vào Quảng Ngãi đưa mảnh giấy này cho nhà trường, chú nhận cháu vào làm”. Đông thoắt biến đi một lúc, chắc là hỏi ý kiến của ai đó, sau đó chạy trở lại gặp ông và nói: “Cho cháu theo vào Quảng Ngãi với chú”. Anh chàng đó giờ đang là bảo vệ tại cơ sở Quảng Ngãi của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Có nhiều dịp tiếp xúc và làm việc với ông mới thấy ông tất bật như thế nào. Nhưng có lẽ lúc sảng khoái nhất của ông là lúc sáng sớm, mặc áo thun, quần ngắn đi dạo trong sân trường khi chưa ai thức giấc. Trường học như là nhà của ông, ông ở đó từ sáng sớm cho đến 9 giờ đêm. Vì xem nó như nhà mình nên cơ sở nào ông cũng bắt trồng nhiều cây xanh, sân nào cũng là thảm cỏ, cơ sở nào cũng có sân đá bóng, sân bóng chuyền v.v.
Tôi mê nhất khi đến các cơ sở của trường ông chính là được vào nhà ăn tập thể, mỗi nơi đều có khu vực dành riêng cho thầy cô giáo, sinh viên, “nhưng chẳng ai cấm sinh viên vào ngồi ăn chung với thầy cô bao giờ”- ông nói vậy. Nhà ăn ở trường này giống như trong các nhà hàng cao cấp: tất cả quy trình phục vụ theo kiểu buffet tự chọn, món nào trả tiền món đó, bàn ghế sạch sẽ, chén đũa cao cấp, tùy túi tiền từ 10.000 đồng là có thể có được bữa ăn.
Anh hùng Lao động Tạ Xuân Tề (thứ hai từ phải qua) - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Ảnh: trường HUI cung cấp
Vậy mà, chính cái tính đa đoan của ông cũng có khi làm hại ông! “Mới hôm đầu năm học, một tờ báo “nện” cho mình một “chưởng”, họ nói tôi ép buộc sinh viên vào ở ký túc xá để thu lợi trong khi càng có nhiều sinh viên vào ở ký túc xá thì trường tôi càng lỗ nặng chú à. Mỗi ngày ở ký túc xá, sinh viên chỉ mất 4.000 đồng, điện nước, Internet và mọi khoản khác nhà trường bù lỗ hết cho sinh viên. Chúng tôi muốn tất cả sinh viên năm thứ nhất phải vào ở ký túc xá là vì muốn các em tiếp cận với cách sống nề nếp, phong cách công nghiệp ngay từ khi vào trường để kết quả học tập nghiên cứu của các em tốt hơn”.
Đấy, “lão nông” ấy chính là tiến sĩ, Anh hùng Lao động Tạ Xuân Tề - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Có khi nào anh chán nản làm hiệu trưởng ngôi trường này vì quá nhiều áp lực không?
Anh hùng TẠ Xuân TỀ: Có khi buồn, nhiều lúc vui, có khi áp lực nhiều lắm, chán nản cũng có nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua vì suy cho cùng ngôi trường được như ngày hôm nay là bao công sức của tập thể và của cá nhân mình trong đó, bao nhiêu tâm huyết đã dồn vào đó thì phải cố mà giữ cho tốt, cố mà vượt qua tất cả. Hồi xưa, khi ngôi trường này còn là Trường Trung cấp Công nghiệp 4, tuyển sinh không được, thầy cô không đủ việc làm, thu nhập thì thấp... có lúc tưởng phải đóng cửa trường. Thế mà tập thể đã vượt qua, xây dựng được ngôi trường lớn nhất nước như ngày hôm nay với hơn 100.000 sinh viên và hơn 2.000 giáo viên ở cả 6 cơ sở đào tạo.
Theo anh thì đâu là nguyên nhân chính để nhà trường thành công như ngày hôm nay?
Ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo được 6% kinh phí hoạt động hàng năm nên 94% kinh phí còn lại nhà trường chúng tôi phải tự lo. Vậy mà trường lớp khang trang, phòng thí nghiệm thực hành đầy đủ, đời sống giảng viên, nhân viên được đảm bảo, thu nhập cao và ổn định. Không gì hơn là nhờ con người, nhờ sản phẩm trí tuệ do những con người đó sinh ra.
Anh từng là một người lính kiên trung ở chiến trường B thời kháng chiến chống Mỹ và là một nhà giáo, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, anh thấy sự phấn đấu nào khó khăn hơn?
Khó khăn ở mỗi thời kỳ là khác nhau nên cũng khó mà so sánh. Nhưng có một điểm giống nhau là phẩm chất của người anh hùng ở thời đại nào cũng giống nhau: phải biết vượt qua thử thách.
Anh suy nghĩ thế nào khi có sáng kiến đón tiếp 1.000 anh hùng trong hành trình “Thăng Long - Hồn thiêng sông núi” đến thăm tất cả các cơ sở đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM ở cả 3 miền?
Tôi chỉ nghĩ đơn giản, đây là cơ hội ngàn năm có một để giảng viên và sinh viên trường mình được giáo dục về truyền thống hào hùng của dân tộc một cách thực tế nhất. Từ thầy cô đến sinh viên sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các anh hùng, được nghe kể chuyện, được giao lưu, được trực tiếp săn sóc họ để tỏ lòng tôn kính những người anh hùng. Ngay khi được Ban Tổ chức tin cậy giao nhiệm vụ đón tiếp đoàn 1.000 anh hùng này, cả trường chúng tôi đã phấn khởi lao vào chuẩn bị từng chi tiết nhỏ nhất!
Với những nỗ lực của nhà trường, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân chương Lao động hạng ba năm 1995
- Huân chương Lao động hạng nhì năm 1999
- Huân chương Lao động hạng nhất năm 2004
Đặc biệt TS. Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng nhà trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2005.
VĨNH THẮNG thực hiện
Mục đích của bài này là gì? Anh hùng thời chống Pháp, Mỹ mới thực sự là Anh hùng, Anh hùng thời nay sao nghe bất mãn quá, thời nay cũng có nhiều Anh hùng đi tù rồi đó !!!!!!!!!!!!
ReplyDeleteVĩng Thắng mày được bao nhiêu tiền từ bài này, mày có biết mấy chụn ngàn gia đình nông dân nghèo nai lưng ra làm để nuôi cái gọi là "Anh hùng" của mày đó.
Chỉ có Anh hùng mới dám làm chuyện ngoại tình với cháu ruột của vợ, người thường làm sao dám?
ReplyDeleteĐúng là chỉ có Anh hùng mới dám làm chuyện của Anh k...hùng!!!!!!!!!!
Riêng cá nhân tôi ,đay là phi vụ có đặt của hai chị em nhà kia ! Chứ thầy Tề thì tui tin là như vậy!Các bạn doan thử đi Bà kia cung không có gì gọi là đẹp cả "cũng gọi giống như là thị nở vậy" nhưng bà này được tiếp xúc vói thầy Tề nhiều quá nên,tại sao Thủ đoạn được gì đấy để Thu hút chứ .Giã sử các bạn nghĩ tình cảnh một thư ký vói một giám đốc thử đi "hết 92% là họ đã bị thư ký hạ gục rồi "cái này thì báo chí nói đầy mà ! Theo lặp luận của tôi là vậy ?
ReplyDeleteĐúng là giống " anh hùng " thiệt. anh hùng thơi hiện đại là phải như "thầy": Biết ngoại tình với cháu vợ , biết đánh vợ là thành anh hùng
ReplyDelete